Bọ trĩ gây hại cho hoa hồng đừng lo lắng - đã có thuốc đặc trị bọ trĩ

Bạn đang sốt ruột khi thấy hoa hồng bị bọ trĩ, không yên tâm khi sử dụng thuốc hóa học trừ sâu?

Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về bọ trĩ và một số mẹo an toàn để diệt trừ chúng. Cùng Biora tìm hiểu về con côn trùng nguy hiểm này nhé

Bọ trĩ và đặc điểm chúng

Khái niệm và đặc điểm

  • Tên tiếng anh của bọ trĩ là Rice Thrips, còn tên khoa học là Stenchaetothrips biformis. Thuộc họ Thripidae bộ Thysanoptera
  • Chúng có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 0.8 - 1mm, màu hơi nâu đen, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, đuôi cánh hẹp, kích thước hẹp ở giữa.
  • Loại côn trùng khá nhỏ con, trưởng thành ở dạng ngòi bút và có lông tơ. Nếu không quan sát kĩ khó có thể nhìn thấy. 
  • Chúng rất phàm ăn, có thể tấn công tới 62 loại thực vật

Vòng đời

bọ trĩ hoa hồng
  • Trứng: 3 - 4 ngày
  • Ấu trùng: 9 - 14 ngày
  • Con trưởng thành: 15 - 20 ngày
  • Tuy nhiên tốc độ sinh sản lại nhanh (20-40 trứng/1 lần, có thể sinh sản mà không cần con đực)

Cách thức hoạt động

  • Bọ trĩ hoạt động mạnh ở nhiệt độ cao và thời tiết khô nóng (khoảng tháng 5 – tháng 10)
  • Ban ngày, bọ trĩ hoạt động rất nhanh nhẹn. Khi bị động, chúng lẩn tránh sang lá khác rất nhanh hoặc giả chết rơi xuống.
  • Chúng hay ẩn nấp trong các lá non, trong gốc cây hay trong giá thể... Bọ trĩ không ưa ánh sáng nên chỉ bò ra khi trời râm mát

Cách thức gây hại

bọ trĩ hoa hồng, bọ trĩ, hoa hồng bị bọ trĩ, thuốc diệt bọ trĩ, bệnh bọ trĩ hoa hồng, thuốc trị bọ trĩ, thuốc đặc trị bọ trĩ, thuốc diệt bọ trĩ sinh học, thuốc diệt bọ trĩ hoa hồng, thuốc trị bọ trĩ hoa hồng, cách diệt bọ trĩ, cách diệt bọ trĩ hoa hồng, làm sao để diệt bọ trĩ hoa hồng
 
Cả thành trùng và ấu trùng bọ trĩ đều có khả năng gây hại. Với hoa hồng, chúng thường gây hại trên lá non và trên hoa, không kể giai đoạn phát triển của cây
Chúng sử dụng vòi để hút nhựa trên lá cây. Những nơi bị trích xuất hiện các đốm nhỏ màu trắng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây hồng. 
  • Trên hoa: Làm cánh hoa thâm đen, nhụy hoa chảy nhựa nên hoa xấu, nhanh tàn. Khi mắc bệnh, màu của hoa sẽ nhạt hơn so với bình thường. Hoa bị biến dạng hoặc có thể không ra hoa, hoặc hoa rụng rất nhanh
  • Trên lá: Bọ trĩ hút nhựa khiến lá thiếu sức sống, không còn xanh là và nặng hơn lá sẽ quăn queo xoắn lại
Khi bị bọ trĩ tấn công, cây hoa hồng cũng dễ bị nấm và vi khuẩn xâm nhập gây hại thông qua các vết chích của chúng. 
Tuy bọ trĩ không làm chết cây ngay tức khắc, nhưng chúng làm cho cây chậm phát triển, hoa kém. Chúng giúp vi khuẩn và nấm bệnh xâm nhập gây bệnh cho hoa hồng.Khả năng gây hại của bọ trĩ

bọ trĩ hoa hồng
  • Bọ trĩ có khả năng bay xa nếu đang ở ngưỡng trưởng thành nên tốc độ và diện tích lây lan của chúng có thể gây thiệt hại cho cả cánh đồng, cả vườn hoa.
  • Dù là giống cây trồng gì, hồng thuần túy hay hồng nhập ngoại, khi dính bệnh cũng rất xấu xí và kém phát triển. Phải mất nhiều thời gian cây mới có thể phục hồi và tươi mới lại được.
  • Cần có biện pháp diệt trừ chúng ngay khi chúng bắt đầu phát triển và gây hại. Phương pháp đang được ưa chuộng và trở thành xu hướng là diệt bọ trĩ không dùng thuốc. Các sản phẩm bằng vi sinh được khuyến khích áp dụng. Dưới đây là một số cách để phòng ngừa và diệt trừ bọ trĩ 

Cách phòng ngừa và diệt trừ

Phòng ngừa

  • Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây, đảm bảo cây luôn được mạnh khỏe để chống chọi với sâu bệnh
  • Vệ sinh khu vực trồng hoa hồng thật sạch sẽ, nuôi trồng cây ở nơi thoáng mát tránh ẩm mốc
  • Bấm tỉa lá, ngọn cành thường xuyên (lá già, lá bệnh, lá khô héo xấu, cành héo úa...)
  • Giữ cây tươi tốt bằng việc chăm chỉ tưới nước (khuyến khích sử dụng bình xịt hoặc bình phun)
  • Bọ trĩ ưa nhiệt độ cao, nắng nóng vì vậy cần tích cực sử dụng mái che chắn cho khu vực trồng hoa
  • Chăm sóc cây hoa, nếu phát hiện có biểu hiện của sâu bệnh cần khắc phục ngay
  • Sử dụng thuốc trị sâu vi sinh Empro phun phòng

Cách diệt trừ 

Thứ nhất : Bấm tỉa
  • Bấm tỉa những lá, ngọn, chồi, cành hỏng nặng
  • Bỏ đi một số cành phụ để cây thoáng mát, giảm mật độ cây trồng không để các cây sát nhau quá
  • Cắt bỏ những chỗ bị bệnh, phá nơi ẩn nấp của bọ trĩ. Sau đó tiêu hủy những cành lá bị bệnh đó đi để tránh lây lan và ủ bệnh
Thứ hai: Phun thuốc 
  • Bọ trĩ bắt đầu hoạt động vào tháng 3 hàng năm. Thời điểm này cần phun thuốc để hạn chế và tiêu diệt bọ trĩ
  • Khi cây bắt đầu có chồi non, nụ hoa mới. Cần tiến hành phun thuốc 2 lần, cách nhau 7 - 10 ngày để phòng.
  • Phun vào những nơi dễ ẩn nấp của bọ trĩ. Sử dụng những loại thuốc có khả năng thẩm thấu sâu vào thân cây, mang lại hiệu quả cao. 
  • Bọ trĩ có tính kháng thuốc cao nên cần thay đổi thuốc liên tục. Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như chitosan, Metarhizium sp hay Beauveria sp phun vào giai đoạn cây ra mầm và nụ mới
  • Tiến hành phun vào chiều mát để đạt hiệu quả cao
  • Cần tiến hành phun phòng thường xuyên để cây luôn khỏe mạnh và sinh trưởng tốt
  • Có thể sử dụng thuốc trị sâu sinh học Empro hoặc Anello chitosan để diệt bọ trĩ cũng đem lại hiệu quả cao.
Bài viết tổng hợp một số cách để phòng ngừa và diệt trừ bọ trĩ. Một loại côn trùng nguy hiểm với hoa hồng, cần phát hiện kịp thời và có biện pháp phòng trị tốt nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

05 cách quản lý cảm xúc trong công việc

Hướng dẫn cách vệ sinh giày da lộn đơn giản nhất

Công thức làm tào phớ thơm ngon vị thanh mát cho mùa hè nóng bức đơn giản tại nhà