Rệp Sáp và thuốc đặc trị rệp sáp an toàn hiệu quả cho cây trồng

Rệp sáp (tên khoa học: Planococcus citri) là loài bọ ký sinh trên các thân hay lá của một số loại cây như cam quýt và các loại cây công nghiệp như cà phê chè, cà phê với, hồ tiêu, cao cao, chuối, xoài, tất cả các loài hoa, rau,…

Chúng làm cho cây chậm phát triển còi cọc, rụng quả non, lá bị vàng và biến dạng. Bạn cần loại trừ chúng ra khỏi vườn nhà bạn ngay.  Vậy loại trừ như nào hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.

Dấu hiệu nhận biết rệp sáp gây hại cho cây

Khi thấy nách lá hoặc bên dưới mặt lá sát các gân lá có một lớp bông màu trắng như sáp màu mịn đó là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết Rệp Sáp.


Rệp sáp dính
                                              
Và khi bạn thấy lá, thân cây hay quả có nấm đen bao phủ thì khi đó Rệp sáp đã kí sinh được một thời gian trên cây và làm cho cây bị nấm đen bao phủ.

Tác hại của Rệp Sáp trên cây trông

Rệp Sáp chích hút nhựa làm chùm quả héo rụng non và làm tiền đề cho nấm muộn phát triển làm đen vỏ quả, mặt lá, ảnh hưởng đến quang hợp. Nguyên nhân khiến Rệp Sáp lây lan nhanh là do chúng có kiến cộng sinh bằng cách kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi khác và từ cây này sang cây khác khi chúng đã hút cạn nhựa cây đó.
Rệp sáp làm hại rễ cây và tất cả các bộ phận của cây như đặc biệt là lá và quả. Khi rệp sáp làm tấn công vùng rễ sẽ làm cho lá cây bị héo và úa vàng vì thế người trồng có thể nhầm với triệu chứng khô hạn gây nên.
rệp sáp bông
Rệp sáp bông

Cách diệt trừ Rệp Sáp gây hại

Nếu bạn là người yêu thiên nhiên và thích chăm sóc cây trồng hoặc bạn đang là chủ một nông trường hay một mảnh vườn nhỏ trồng cây công nghiệp thì chắc hẳn việc diệt trừ rệp sáp là việc quan trọng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời cây trồng của bạn sẽ bị tổn thương và chế dần. Điều đó ảnh hưởng đến kinh tế của bạn mà không thể lường trước.

Có nhiều cách để đặc trị rệp sáp ra khỏi vườn cây như:

Diệt rệp sáp bằng nước rửa chén

Cách làm: Pha 10ml nước rửa chén, 10 giọt tinh dầu và 2 muỗng canh dầu ăn vào 1,5 lít nước sau đó khuấy đều cho tan.
Cách dùng: Cho hỗn hợp vào bình xịt, xịt trực tiếp lên cây trồng bị rệp sáp và vùng lân cận bán kính khoảng 60cm. Sau khi xịt xong chờ cho đến khi dung dịch khô rồi vệ sinh lại thân và lá cây.
Hiệu quả cao hơn khi xịt lúc trời nắng từ 9 – 10 giờ sáng.

Rệp sáp

Sử dụng thuốc đặc trị rệp sáp

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại thuốc đặc trị rệp sáp như Movento, McShield,... Chúng có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, hậu quả mà thuốc BVTV hóa học để lại không phải nhỏ
  • Bọ rệp sẽ nhanh chóng hình thàng cơ chế kháng thuốc và bộc phát, gây hậu quả nặng nề
  • Ảnh hướng tới sức khỏe cây trồng
  • Độc hại cho người, động vật và ô nhiễm môi trường
  • Tồn dư thuốc BVTV trong đất làm ô nhiễm đất, nước và làm chai cứng đất

Một vài loại thuốc đặc trị rệp sáp có nguồn gốc sinh học an toàn

Tinh dầu Neem oil
Tinh dầu Neem Oil nguyên chất ép lạnh từ cây neem – một loại thực vật có nguồn gốc từ Ấn Độ. Chúng sống trong môi trường khắc nghiệt khô cằn bán sa mạc. Không loại thuốc hóa học nào có thể áp dụng trên cây neem. Cả quả và hạt của cây neem đều được ép để tạo ra tinh dầu Neem.
Dung dịch này có thể kiểm soát hơn 200 loài côn trùng gây hại hiệu quả . Phải kể đến các loại côn trùng gây hại cho hoa hồng và cây trồng khác. Tiêu biểu như: rệp, nhện đỏ, rầy, bọ trĩ, sâu và ấu trùng các loại sâu khác: châu chấu, ong xén lá, kiến, ruồi trắng, ốc sên…
Thuốc trừ rệp sáp sinh học Empro
Chế phẩm vi sinh rất an toàn và dễ sử dụng, không ô nhiễm môi trường. Đây là chế phẩm trừ sâu thế hệ mới của nền nông nghiệp bền vững hiện đại. Bạn có thể sử dụng để phòng và trị rệp sáp.


Trên đây là một số chia sẻ về cách phòng và trị rệp sáp. Nếu bạn không muốn dùng thuốc trừ sâu hóa học thì tinh dầu Neem và Empro là sự lựa chọn hoàn hảo cho cây trồng nhà bạn. Chúc các bạn thành công!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TOP 5 bộ dung dịch vệ sinh giày nên dùng

05 cách quản lý cảm xúc trong công việc

Hướng dẫn cách vệ sinh giày da lộn đơn giản nhất