Cách tưới nước cho lan đúng cách không phải ai cũng biết


Từ bao đời, ông cha đã đúc kết: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Câu nói ấy quả không sai với bất kỳ loại cây nào. Hoa Lan cũng không nằm ngoài nguyên tắc ấy. Cách tưới lan đúng cách chiếm vài trò quan trọng số một trong chăm sóc hoa lan


Mời bạn đọc tham khảo bài viết đã được đúc kết từ những người chơi lan chuyên nghiệp để có thêm thông tin hữu ích cho mình nhé


I. Nguyên tắc chung

  • Tùy khí hậu, độ ẩm, giá thể trồng lan, kích cỡ giá thể. Tùy nhu cầu từng loại lan, vòng đời sinh trường để có cách tưới lan cho phù hợp
  • Tưới lan dựa theo chất liệu – kích cỡ giá thể
  • Mỗi loại giá thể trồng lan có khả năng giữ nước khác nhau. Ví dụ Lan trồng chậu có nhu cầu nước khác với lan trồng trong giá thể tảo, giá thể thông...
  • Vỏ thông có khả năng giữ ẩm rất tốt. Nhưng giá thể lũa lại giữ nước rất kém. Ta cần phân loại theo chất liệu giá thể để tiện chăm sóc
  • Chậu lan kích cỡ càng lớn thì khả năng giữ nước càng tốt.

II. Tùy thuộc cách trồng và tùy loại lan

  • Nước không đủ, lá Lan sẽ nhăn lại và lan bị vàng lá. Dần dần làm cho lá rụng, thân nhăn nheo, rễ ngừng phát triển. Tình trạng kéo dài có thể làm cây bị chết
  • Cách tốt nhất để biết khi nào Lan cần nước là quan sát hoặc lấy tay sờ trực tiếp vào giá thể. Như thế ta sẽ biết được giá thể đã khô hay vẫn còn độ ẩm. Nếu giá thể khô, ta bổ sung nước ngay.

1. Tưới nước cho lan trồng chậu

  • Địa lan thường được trồng bằng giá thể: đá thấm thủy, đá perlite, đá bọt, xỉ, vỏ thông, đất Nhật, đất tự luyện...
  • Lan hài ưa giá thể: vỏ thông, đá perlite, tảo chi lê băm nhỏ,...
  • Lan trồng chậu không cần tưới quá nhiều nước. Điều này sẽ làm giá thể bị nén chặt, không khí khó lưu thông làm cản trở hô hấp của bộ rễ. Giá thể thiếu oxy và giữ ẩm quá nhiều là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động làm hại bộ rễ lan. Từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng Lan mà người mới chơi lan sẽ khó phát hiện được
    Tưới nước cho Lan ghép vào lũa, gỗ, dớn
  • Dòng Lan đơn thân: ưa khí hậu ẩm nhiều hơn, ta sử dụng trụ gỗ, lũa
  • Dòng Lan hoàng thảo: sử dụng bảng dớn, khúc thân gỗ, bảng gỗ... kết hợp cùng một chất liệu có thể giữ ẩm tốt

2. Trồng bán thủy canh

  • Dạng trồng này thường áp dụng cho lan hài và lan hoàng thảo.
  • Lan trồng dạng này ta không cần tưới nước thường xuyên như hai cách trên. Nhưng cần xác định được vị trí tạo lỗ thoát nước phù hợp cho cây

3. Tưới nước phụ thuộc vào thời kỳ sinh trường

  • Với lan hoàng thảo: trong thời gian nghỉ dưỡng không cần tưới. Chú ý: Lan hoàng thảo không cắt nước vẫn cho hoa. Tuy nhiên, nếu cắt nước đúng kỹ thuật, Lan sẽ cho hoa sai hơn
  • Cây đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh, phải bổ sung nhiều nước kết hợp bón phân để cây phát triển tốt nhất
  • Khi cây đã ra hoa, ta tránh tưới nước vào hoa. Nếu không hoa sẽ mau tàn.
  • Treo lan ở vị trí nhiều ánh sáng nhưng không phải là ánh sáng mặt trời trực tiếp. Và lưu ý tạo độ ẩm thích hợp cho lan (đặt đĩa nước dưới giò lan hay tạo bồn nước dưới giàn lan)

II. Thời điểm tưới nước cho lan và tưới theo mùa

  • Chỉ tưới nước cho lan khi giá thể đã thật sự khô. Điều quan trọng là tìm được thời điểm tưới thích hợp
  • Ta chỉ nên tưới nước và bón phân cho lan khi nền nhiệt không quá nóng và ánh sáng không quá mạnh

1. Tưới thời điểm buổi sáng

  • Giúp rửa trôi sương muối
  • Vào mùa hanh khô, sau khi tưới lần một, sau khoảng 20 phút nên tưới thêm một lần nữa để giá thể ẩm hoàn toàn. Hoặc ngâm giò lan ngập nước khoảng 20 – 25 phút rồi treo lại bình thường
  • Mùa đông nhiệt độ thấp, nên tưới cho Lan vào buổi trưa. Nếu nhiệt độ quá thấp (dưới 15 độ) thì bỏ tưới, nguy cơ cây sẽ bị bỏng lạnh.

2. Tưới trưa và chiều tối

  • Ta có thể tưới nước cho lan buổi trưa vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông. Mùa hè ở nước ta đa số các vùng đều rất nắng và nhiệt độ cao. Ta không nên tưới nước cho lan (kể cả cây khác) vào buổi trưa. Vì không khí nóng bốc hơi kết hợp nước ta tưới sẽ làm cây lan bị hấp nóng. Chờ cho nhiệt hạ và không khí mát hơn mới tưới (khoảng 4 – 5 giờ). Không nên tưới quá muộn, lượng nước còn đọng trên lá sẽ giúp vi khuẩn phát triển và hoạt động mạnh khi đêm xuống

3. Lưu ý

Mùa đông hanh khô, ta cần lưu ý, nếu giá thể khô nhanh phải bổ sung nước ngay. tránh việc thiếu nước khiến thân và giả hành teo tóp, bộ rễ khó phát triển

III. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC

Yêu cầu chung:nước mát, sạch, pH phù hợp

1. Nguồn nước

  • Sử dụng nước sạch, không nhiễm hóa chất. Tránh việc lan tiếp xúc với mưa đầu mùa và cuối mùa. Nếu gặp mưa này phải rửa lại bằng nước sạch
  • Nước giếng chứa nhiều chất khoáng, nhưng lại không phải chất cần cho cây, dễ làm kiềm hóa hoa
  • Nước ao và nước sông có độ phì lớn, độ muối trong nước dưới 500ppm thì tưới được, trên thì không được sử dụng

2. Nhiệt độ nước

  • Nước phải mát, tỉ lệ thuận với nhiệt độ giá thể để cây dễ hấp thu. Hè cần mát, đông cần ấm

3. Độ pH:

  • pH nước cần ở mức 5.5 đến 6.8 (có thể sử dụng nước máy có pH = 7)
  • Độ muối trong nước yêu cầu dưới 500 ppm, không chứa kim loại nặng gây ngộ độc cho lan
 Bài viết chia sẻ những yêu cầu cần biết trong cách tưới nước cho Lan. Chúc bạn chăm sóc hoa lan thành công!
-------------------------------------


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

05 cách quản lý cảm xúc trong công việc

Hướng dẫn cách vệ sinh giày da lộn đơn giản nhất

Công thức làm tào phớ thơm ngon vị thanh mát cho mùa hè nóng bức đơn giản tại nhà